Tuesday, October 18, 2016

#005: Lũ Lụt Miền Trung rất đau thương

Lũ Lụt Miền Trung rất đau thương.

Thống kê (sẽ tiếp tục cập nhật):
 
16/10/2016  12:39:  15 người chết,   9   người mất tích và  18   người bị thương [1]
 
16/10/2016  14:46:  24 người chết,   9   người mất tích và <N> người bị thương;   98000 ngôi nhà ngập [2]
 
17/10/2016  23:13:  35 người chết, (4?) người mất tích và <N> người bị thương; 121000 ngôi nhà ngập [3]
 
18/10/2016  10:10:  35 người chết, (4?) người mất tích và <N> người bị thương; 121000 ngôi nhà ngập [4]

17/12/2016  13:17: 111 người chết, (4?) người mất tích và 121 người bị thương; 300000 ngôi nhà ngập [5]
...

Theo dự tính con số trên sẽ tăng lên hơn nữa nếu tính đến ngày hôm nay.   Để xem báo chí và truyền thông nào sẽ cho biết về con số này?

Đó là con số thống kê dựa trên báo chí trong nước. Con số thật thì phải lớn hơn nhiều.

Lụt lớn chưa từng thấy 100 năm, 3 tỉnh miền Trung chìm trong biển nước

Những hình ảnh trước và sau lụt


Bão và mưa là do thiên nhiên tạo ra nhưng lũ lụt là do con người tạo ra nếu chúng ta không biết ngăn ngừa và phòng chống.

Nguyên nhân gây ra lũ lụt:
  • Những trận mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ lụt nếu không biết cách ngăn ngừa;
  • Thủy điện xả lũ không làm đúng quy trình và hệ thống quản lý thiếu kinh nghiệm;
  • Các công trình xây dựng ngăn cản dòng chảy tự nhiên sẽ làm tăng ngập lụt;
  • Lũ lụt xảy ra khi đập hồ bị vỡ;
  • Các trận bão lớn có thể làm nước biển dâng lên, tiến sâu vào đất liền nhưng nếu không biết cách ngăn ngừa sẽ gây ra ngập lụt.  

Sự thiệt hại của lũ lụt:
  • Người dân bị chết, bị thương và bị mất tích;
  • Người dân bị mất tài sản (nhà cửa) hoặc tài sản bị hư hại;
  • Người dân sẽ ở đâu trong khi trời rất lạnh lẽo và mưa?
  • Những vật dụng cần thiết đều bị nước cuốn trôi;
  • Người dân không còn lương thực để ăn, không có nước sạch để uống, không còn áo quần để mặc, không còn thuốc men để chống lạnh, không còn chăn mền để ngủ, v.v...;
  • Người dân bị mất việc vi công ty đóng cửa để tu sửa;
  • Ảnh hưởng đến đời sống của người dân: trồng trọt bị hư hại; thu nhập bị giảm;
  • Giáo Dục: Ảnh hưởng đến giáo dục, học sinh không thể đến trường vì đường phố và trường học bị hư;
  • Y Tế: Phát sinh dịch bệnh vì nguồn nước bị nhiễm bẩn;
  • Giao Thông: Đường phố bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến sự di chuyển;
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc;
  • Làm hư hỏng các công trình (nhà cửa, bệnh viện, trạm y tế, trường học, đường dây điện, đường dây điện thoại, hệ thống cung cấp nước, v.v);
  • Du Lch: du khách không thể đến được vì giao thông bhư hng, dch v du lich (ví dụ: khách sn, nhà hàng,v.v…) bị ảnh hưởng, công trình du lch bphá hy;Du Lịch: Du khách không thể đến được vì giao thông bị hư hỏng, dịch vụ khách sạn và ăn uống bị ảnh hưởng,. Dịch vụ và công trình du lịch bị phá hủy;Du Lịch: Du khách không thể đến được vì giao thông bị hư hỏng, dịch vụ khách sạn và ăn uống bị ảnh hưởng,. Dịch vụ và công trình du lịch bị phá hủy;Du Lịch: Du khách không thể đến được vì giao thông bị hư hỏng, dịch vụ khách sạn và ăn uống bị ảnh hưởng,. Dịch vụ và công trình du lịch bị phá hủy;
  • Kinh Tế: Doanh nghiệp bị mất tài sản và bị phát triển chậm;
Một người dân nghèo đã từng bỏ rất nhiều công sức để làm việc, cố gắng dành dụm tiền bạc để mua vật dụng cần thiết để sống qua ngày và cố gắng vương lên để tạo dựng một ngôi nhà có mái che mưa gió để ngủ sau một ngày làm việc mệt mỏi.  Bây giờ, mọi thứ đều tan biến vì lũ lụt.  Mọi thứ đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng trở lại? 

Thử hỏi, nếu bạn là họ thì bạn sẽ như thế nào?


Đây là một sự thiệt hại rất nặng nề c
ho người dân và là một sự mất mát to lớn đến nền kinh tế Vietnam.

Phương cách chống lũ lụt:
Dù mưa thật to nhưng nếu biết ngăn ngừa và phòng chống thì lũ lụt không thể xảy ra được.

Ví dụ đơn giản: Một con phố có ống dẫn nước đường kính 500mm chiều dài 10km. Nếu lượng mưa thật to thì nước mưa sẽ không kịp thoát như vậy sẽ gây ra lụt trên đường phố. Nhưng nếu ống dẫn được thay với ống đường kính lớn gấp 3 lần (1500mm, nếu dựa trên ống dẫn đường kính 800mm có thể chịu đựng nước mưa to nhất ở địa Phuơng này) thì nước mưa sẽ thoát thoải mái như vậy sao mà có lụt trên đường phố.  Tương tự như vậy, ống dẫn nước mưa và xã lũ cần phải biết quản lý an toàn, cần phải được tính toán kỹ lưỡng tính theo lượng mưa to lớn nhất thế giới từ xưa giờ và phải có nhiều ngõ ngách hố trợ lẫn nhau giống như mạng nhện có thật nhiều lối thoát đi ra biển.

Ống dẫn nước có thể là GRP, xi-măng hoặc vật liệu khác. Nhiều kích thước khác nhau không có bị giới hạn. Hình dạng có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình trứng, hình tròn, v.v... Ví dụ: ống dẫn HDPE đường kính 3.35m (132 inch) [13], ống dẫn GRP đường kính > 4m [14].


Ở trên chỉ là ví dụ đơn giản thôi. Nếu đi sâu vào chi tiết thì cần nhiều tính toán kỹ lưỡng hơn.

Có rất nhiều phương cách để ngăn cản và phòng chống lũ lụt.  Dưới đây là một vài ví dụ:  
  • Trồng cây để ngăn ngừa lũ lụt [10];
  • Thủy điện xả lũ phải làm đúng quy trình; hệ thống quản lý phải kinh nghiệm và thường kiểm tra; quản lý hệ thống chuyển nước dư thừa; khi nước lên đến ở cấp độ nào đó thì sẽ báo động cho qua hồ cạn khác (empty);
  • Sửa chữa đập và hồ chứa nước để có thể chứa lượng mưa lớn nhất mà không thể bị vỡ; và luôn có người kiểm soát thường xuyên; Đặc biệt là phải luôn để ý đến sự an toàn của người dân trước khi làm điều gì;
  • Xây dựng và điều khiển hệ thống chứa và thả nước kịp thời;
  • Xây dựng rào cản nước Lũ (barrier) [12, 15];
  • Xây dựng quản lý nhiều  hệ thống phân tán ống nước chảy thật to, dự trù ở mức mưa lớn nhất;
  • Quản lý chặt chẻ giữa hệ thống dự báo thời tiết bão mưa và hệ thống chứa và thả nước;
  • Hệ thống thời tiết cần được chính xác hơn;
  • Quản lý và giữ gìn hệ thống ống nước chảy không bị nghẹt khi nước chảy;
  • Hướng dẫn người dân về sự nguy hiểm lũ lụt và cách bảo vệ khi có lũ lụt;
  • Hướng dẫn người dân về sự xả rác trên đường phố sẽ làm tác hại đến ống dẫn nước bị nghẹt gây ra lụt nếu có một trận mưa to kéo dài (ví dụ: hiện nay hệ thống ống nước ở thành phố Saigon và Hà Nội bé nhỏ. Nếu người dân xã rác trên đường phố, khi mưa xuống rác sẽ chạy vào hệ thống ống nước làm hệ thống ống dẫn nước sẽ bị nghẹt như vậy nước sẽ không thể chạy thoát. Vì thế nước sẽ tràn lên đường phố)
  • v.v...

Trách Nhiệm:


Ở Phương Tây, nếu ở nơi nào mà bị lụt thị địa phương liền khắc phục để năm sau và tương lai sẽ không còn bị lụt ở nơi đó nữa. 

Ở Vietnam thì sao?  Trong 41 năm (1975 - 2016), thời gian rất là lâu dài, mỗi năm ở miền
Trung đều có hai từ "Lũ Lụt".  Thử hỏi cấp lănh đạo địa phuơng có biết quan tâm đến người dân không?  Họ có bao giờ nghĩ đến sự thiệt hại của lũ lụt nêu ở trên không? Họ có trách nhiệm làm việc không?  Họ có trách nhiệm trong chức vụ, lãnh đạo và quản lý không?  Câu trả lời là không vì lũ lụt vẫn được tiếp diễn năm này sang năm kia.  Tại sao cấp lãnh đạo địa phương không biết quan tâm đến người dân tìm cách khắc phục "Lũ Lụt".

Trong trường hợp này rất nhiều người dân đã bị chết vì lũ lụt. Điều này chứng tỏ cấp lãnh đạo ở địa phương không biết cách quản lý và không biết quan tâm đến đời sống của người dân. Đây gọi là "vì dân" sao?

Nếu ở Úc hoặc Canada thì cấp lãnh đạo ở địa phương này sẽ bị khiển trách và bị khai trừ vì không làm tròn trách nhiệm, đặc biệt là không biết quan tâm đến đời sống của người dân và làm người dân bị chết quá nhiều.

Tài liệu tham khảo

[4]  http://www.giadinhvietnam.com/tin-nhanh/tin-moi-nhat-ve-lu-lut-mien-trung-sang-1810-d101596.html
[5]  http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khoang-100-nguoi-chet-sau-5-dot-mua-lu-3514997.html

[11] https://en.wikipedia.org/wiki/Flood_control

No comments:

Post a Comment